Hotline: 024 6278 0875

Cộng đồng người Việt tại Đức ngày càng tăng và cuộc sống ổn định

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang, cộng đồng người Việt tại Đức là nhóm người ngoại quốc gốc Á lớn nhất tại quốc gia này. Những năm gần đây thì phong trào đến Đức để du học, học nghề và định cư ngày càng phát triển.

Lịch sử di cư

Tây Đức

Trước năm 1975 có khoảng 2000 sinh viên du học từ Việt Nam Cộng Hòa cư ngụ tại Đức. Một số ở lại đây sau khi Sài Gòn thất thủ. Từ năm 1975 đến 1978 chính phủ Tây Đức có nhận một số người Việt tỵ nạn nhưng rất ít, không quá 1000 người. Chính sách này chỉ nới lỏng vào cuối năm 1978 với vụ con tàu Hải Hồng. Tây Đức nhận định cư 208 gia đình, tổng cộng là 644 người trên tàu Hải Hồng được bay sang Hannover ngày 3/12/1978.

Chính sách định cư thuyền nhân người Việt tỵ nạn của Đức thay đổi hẳn sau hội nghị của Liên Hiệp Quốc tại Geneve về người tỵ nạn Đông Dương vào tháng 7/1979, Đức từ đó đón nhận hàng chục nghìn người. Chính phủ dùng hai trại Friedland và Göttingen làm trại tạm cư cho người Việt tỵ nạn. Tính đến giữa thập niên 1980 thì đã có khoảng 20.000 người Việt sinh sống tại Tây Đức. Khi nước Đức thống nhất năm 1990 thì Tây Đức có khoảng 33.000 người di dân gốc Việt, chủ yếu là những thuyền nhân và thân nhân của họ được vào theo diện đoàn tụ gia đình.

Đông Đức

Moritzburger là tên gọi khoảng 350 người Việt tới Moritzburg và một trại khác ở Sachsen, DDR, bằng đường xe lửa kéo dài 3 tuần qua Bắc Kinh, Moskva, Warszawa vào năm 1955 theo thỏa thuận giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Dân chủ Đức.

Đông Đức bắt đầu mời những sinh viên Bắc Việt để tham gia các chương trình học tập và đào tạo từ thập niên 1950; sự hợp tác được mở rộng năm 1973, khi họ hứa sẽ đào tạo 10.000 người nữa trong 10 năm tiếp theo. Năm 1980, Đông Đức ký hiệp định với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để các hãng Đông Đức đào tạo người Việt. Giữa 1987 và 1989, Chính phủ Đông Đức xem các chương trình đào tạo công nghiệp không những là một cách để tăng số người lao động trong ngành công nghiệp sở tại, mà còn là một hình thức viện trợ phát triển cho các thành viên nghèo trong khối xã hội chủ nghĩa. Đến giữa thập niên 1980, người Việt, cùng với người Mozambique, tạo thành những nhóm lao động ngoại quốc chính tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Từ dân số 2.482 trong năm 1980, số người Việt tại Đông Đức đã tăng đến 59.053 trong năm 1989, với số người vào lớn nhất trong năm 1987 và 1988. Họ chủ yếu tập trung tại các thành phố Karl-Marx-Stadt, Dresden, Erfurt, Đông Berlin và Leipzig. Theo hợp đồng, họ ở Đông Đức 5 năm, sau đó họ sẽ hồi hương.

Nước Đức thống nhất

Sau khi nước Đức thống nhất, chính phủ Đức tìm cách giảm bớt số người lao động khách ở miền Đông bằng cách cho mỗi người 3.000 Mác Đức để rời khỏi Đức và hồi hương. Hàng chục nghìn người đã đồng ý và về Việt Nam, nhưng những người này lại được thay thế bởi những người Việt làm lao động hợp đồng ở những nước Đông Âu khác xin tị nạn.

Cộng hòa Liên bang Đức - Quốc gia châu Âu thân thiện với người Việt

 

Theo thống kê của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức năm 2015 thì có đến hơn 87 nghìn người thuộc quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại Đức. Sở dĩ Đức luôn là một điểm dừng chân lý tưởng bởi Đức là quốc gia có nền kinh tế đứng đầu châu Âu, nắm giữ vị trí then chốt trong thương mại, môi trường sống lý tưởng, cơ sở hạ tầng phát triển bậc nhất, hệ thống giáo dục tiên tiến không mất học phí, chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện,…

Đặc biệt năm 2020, Đức vừa thông qua luật Nhập cư mới với nhiều chính sách thu hút người nhập cư cùng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã khiến quốc gia châu Âu đã hấp dẫn nay lại trở nên lý tưởng hơn bao giờ hết. Hiện tại, điều kiện định cư vào Đức, nhất là diện đầu tư chắc chắn sẽ khiến nhiều người bất giờ, vì điều kiện không quá khắt khe và đơn giản hơn so với rất nhiều chương trình đầu tư định cư tại các quốc gia khác. Cụ thể có 02 chương trình đầu tư lý tưởng dành cho bạn:

  • Chương trình đầu tư bất động sản tối thiểu 300.000 Euro nhận thẻ xanh.
  • Chương trình thành lập doanh nghiệp tối thiểu 25.000 Euro nhận thẻ xanh.

Bên cạnh đó, người nước ngoài muốn định cư tại Đức theo diện đầu tư cũng cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tuổi từ 18 trở nên.
  • Hộ chiếu còn hiệu lực khoảng 02 năm.
  • Có khả năng tài chính để trang trải sinh hoạt phí tại Đức.
  • Có mong muốn sinh sống, làm việc và học tập tại Đức nói riêng và châu Âu nói chung.
  • Tuân thủ quy định về pháp luật và các quy tắc an toàn xã hội.
  • Đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh về thân kinh hay bệnh truyền nhiễm.

Cộng đồng người Việt tại Đức thường làm nghề gì?

Điều dưỡng viên tại Đức: Hiện nay, ngành điều dưỡng tại Đức là ngành nghề có số lượng tuyển dụng nhiều nhất với mức lương hấp dẫn với chế độ đãi ngộ rất tốt dành cho người lao động.

Lĩnh vực công nghiệp: Ngoài tuyển dụng số lượng lớn đối với điều dưỡng viên thì người Việt ở Đức cũng có thể tham gia ứng tuyển vào các ngành nghề khác mà nổi bật nhất là trong ngành công nghiệp. Người Việt làm việc ở Đức các công việc liên quan đến công nghệ, cơ khí hay chế biến thực phẩm.

Ngành nail, làm đẹp: Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành nail được du nhập và phát triển mạnh trong cộng đồng người Việt ở Đức, có lẽ do người Việt rất khéo tay và chăm chỉ. Có thể nói, người Việt đã chi phối ngành nail và ngành bán hoa trong các thành phố lớn ở Đức, vì phần lớn các cửa hàng này do người Việt làm chủ.

Kinh doanh đồ ăn, ẩm thực: Rất nhiều những ngành hàng ăn uống của người Việt đã phát triển tốt tại các thành phố của Đức. Các món ăn Việt Nam đã được ưa chuộng nhiều hơn vì không chứa nhiều mỡ như đồ ăn Trung Quốc hay nó cũng không cay như món Thái. Nhiều chuỗi nhà hàng ăn nhanh đã mọc lên trên khắp nước Đức và lan sang các nước láng giềng như chuỗi nhà hàng Thăng Long, Asia Gourmet, Mai Mai,… Không chỉ mở các nhà hàng Việt Nam, người Việt đã “lấn sân“ mở các quán Tàu, quán Thái, quán Nhật, quán Ấn Độ, thậm chí cả quán Mông Cổ…Và rất nhiều người đã mang ẩm thực phong phú của Việt Nam sang để phát triển, và được rất nhiều người Đức công nhận.

Kinh doanh các mặt hàng khác: Sau một vài năm làm việc ở Đức thì có nhiều người Việt ở Đức đã tích lũy được vốn để có thể mở rộng kinh doanh với ý thức lâu dài. Nhất là những gia đình cũng đã có ý định sẽ định cư lâu dài tại Đức. Họ thuê cửa hàng để bán quần áo, đồ lưu niệm, cửa hàng hoa, ki-ốt bán báo, nước uống, rượu bia, thuốc lá,…Hoạt động này cũng đã mang đến cho cộng đồng người Việt ở Đức có được khoản thu nhập tương đối ổn định tại đây.

Các hội đoàn người Việt tại Đức

Hiện nay, có hơn 80 Hội đoàn với các quy mô khác nhau trên toàn nước Đức. Các Hội đoàn mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng đối với Đức và bà con Việt Nam là: VIFI ở Bochum, Hội Doanh nghiệp Việt Nam toàn quốc; Hội người Việt của Berlin, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin – Brandenburg, Hội phụ nữ Việt Nam ở Berlin, Hội người Tràng An, Hội Người Hà Nội tại CHLB Đức, Hội Thiện Từ Tâm Berlin; Hội người Việt Nam ở Brandenburg; Hội Diên Hồng ở Rostock; Hội người Việt Nam của Leipzig, Magdeburg, Dresden và Chemnitz; Hội đồng hương Thái Bình, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hội Kinh Bắc; Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, Trung tâm Thương mại châu Á-Thái Bình Dương...

Các Hội đoàn người Việt Nam mong muốn hợp tác với Hội hữu nghị Việt Nam-Đức, trước mắt là việc trao đổi thông tin, giới thiệu đối tác, sau đó sẽ tiến hành thực hiện các dự án cụ thể từ nhỏ đến lớn trong khả năng cho phép. Các Hội người Việt Nam tại Đức thực sự là chỗ dựa tin cậy của bà con Việt kiều. Các Hội đã tích cực, chủ động tổ chức nhiều hoạt động trong cộng đồng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà con Việt kiều và được Đại sứ quán Việt Nam đánh giá cao.

X

Nhập thông tin đăng ký