Đức có số giờ nghỉ nhiều nhất và nghiêm ngặt nhất
Theo Newsnpr, không có quốc gia nào ưu ái người lao động hơn Đức. Đạo luật thời gian làm việc (Arbeitszeitgesetz) nước này quy định rõ ràng. Thời gian làm việc 1 ngày không được quá 8 tiếng. Thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm ít nhất đủ 11 tiếng.
Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, mọi hoạt động liên quan đến công việc đều coi vi phạm pháp luật. Đã nghỉ ngơi thì sếp gửi email cũng không đọc.
Vào năm 2003, Liên minh châu Âu (European Union) đề xuất các nước thuộc EU hãy luật hóa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Lập tức, Đức chớp cơ hội thực thi quy định giờ giấc lao động.
“Người Đức ý thức rõ ràng tầm quan trọng của việc tách biệt công việc và đời sống riêng tư”. Theo ông David Markworth, nhân viên Viện luật lao động và thương mại đại học Cologne (University of Cologne’s Institute of Labour and Commercial Law) cho biết. “Chúng tôi hoan nghênh quy định của EU và chỉ chừa một ít ngoại lệ”.
Các ngoại lệ Feierabend là nhân viên bệnh viện, nông dân. Hoặc người làm việc trong ngành khách sạn, vận tải hoặc truyền thông. Tuy nhiên, họ cũng chỉ rút bớt giờ nghỉ có 1h thôi, vẫn còn 10 h.
“Người Đức muốn xác định rõ ràng ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian dành cho bản thân. Vì thế, họ luôn nỗ lực làm việc năng suất nhất có thể khi ở cơ quan. Điều đó cho phép họ được nghỉ ngơi hoàn toàn một khi đã tắt máy tính”.
Ở Đức, 178 ngày nghỉ về cơ bản được chia theo cách này. Đầu tiên là cuối tuần. Đối với công dân sinh ra ở Đức, mọi người đều được hưởng quyền nghỉ cuối tuần sau khi họ đi làm.
Ngoài ra, mỗi người lao động tại Đức sẽ được hưởng quyền lợi của 6 tuần nghỉ phép có lương, đây có thể coi là khoản trợ cấp của công ty dành cho người lao động.
Bên cạnh đó họ có 40 ngày nghỉ phép và 30 ngày phép còn lại dùng cho lễ Noel và các ngày lễ khác.
Mặc dù nghỉ nhiều nhưng người Đức có kỷ luật lao động tốt và năng suất lao động rất cao.
Trong văn hóa doanh nghiệp của Đức, khi một công nhân làm việc, họ chuyên tâm vào công việc hơn là bất cứ một thứ gì khác. Lướt facebook, tán chuyện với đồng nghiệp và sau đó vẽ lăng nhăng ra giấy khi thấy sếp bước vào phòng đều bị xem là những hành vi không thể chấp nhận đối với người lao động ở Đức.
Đối với các nước công nghiệp khác, thói quen chuyên tâm công việc có thể được rèn giũa qua người quản lý nhưng đối với người Đức, đây được xem như bản tính vốn có.
Có một sự thật hiển nhiên rằng với những ngày nghỉ được trả lương, các gia đình có thể sắp xếp thời gian tới gần cả tháng ở bên nhau, cùng đi du lịch mà không phải bận tâm nhiều với công việc. Và đây cũng là cách để họ sẽ chú tâm với công việc, nâng cao năng suất lao động hơn sau mỗi kỳ nghỉ.