Hotline: 024 6278 0875

Ngành điều dưỡng tại Đức và công việc của điều dưỡng viên

Ngành điều dưỡng tại Đức là một ngành đặc thù chuyên môn đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu. Nước Đức đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành điều dưỡng, đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam đang mong muốn sống và học tập tại quốc gia bậc nhất châu Âu này.
1 Ngành điều dưỡng tại Đức

Nước Đức là một trong những nước có dân số già nhất trên thế giới. Số lượng người lớn tuổi nhiều làm cho gánh nặng an sinh xã hội, chăm sóc người cao tuổi ngày càng cao. Theo số liệu thống kê thì tới năm 2025, Đức cần tới 152.000 người chăm sóc trong bệnh viện, trung tâm y tế, nhà dưỡng lão.

Ngành điều dưỡng tại Đức được quan tâm đặc biệt và được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước Đức. Điều dưỡng được xếp vào nhóm nghề thiếu nhân lực trầm trọng tại Đức nên sẽ là cơ hội cho bạn tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập cao. Đây cũng là nghề được trả mức lương cao hơn so với các ngành nghề khác tại Đức và ngày càng điều chỉnh tăng lên cùng với các chính sách đãi ngộ ngày càng tốt hơn. Nếu bạn càng có kinh nghiệm trong nghề điều dưỡng thì mức lương của bạn càng cao.

Chương trình học nghề điều dưỡng tại Đức có trách nhiệm giảng dạy những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để chăm nom sức khỏe, thể chất con người. Ngành điều dưỡng ở Đức gồm 3 chuyên ngành là chăm nom người già, điều dưỡng sản phụ - thai nhi (sản - nhi ) và điều dưỡng đa khoa. 

2 Công việc của điều dưỡng viên tại Đức

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các cơ sở y tế như: viện dưỡng lão, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, trung tâm cấp cứu, chăm sóc tại nhà,...

Một số công việc của Điều dưỡng viên tại Đức như sau:

  • Chăm sóc bệnh nhân theo phác đồ của bác sĩ với mục tiêu giúp bệnh nhân phát huy tối đa khả năng tự lập. Chẳng hạn như nếu bệnh nhân vẫn còn tay chân lành lặn thì họ sẽ phải tự dùng dĩa và thìa để ăn. Điều dưỡng chỉ giúp khi bệnh nhân không có năng lực tự chăm nom.
  • Có nghĩa vụ và trách nhiệm về quy trình chăm nom và điều trị sau hồi sinh của bệnh nhân như nhắc uống thuốc, tiêm truyền, triển khai những phương pháp trị liệu liên quan đến bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Quản lý sổ sách như hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, chuyển giao việc làm khi tan ca, sắp xếp lịch hẹn khám và thăm bệnh.
  • Quản lý cơ sở vật chất của bệnh viện, trang thiết bị, nhóm sinh viên học nghề,…
  • Phối hợp với bác sĩ về diễn biến thực trạng của bệnh nhân, nhằm đưa ra phương án điều trị tối ưu.
  • Khi đảm nhiệm vị trí trưởng ca, nếu sức khỏe thể chất của bệnh nhân có chuyển biến thì phải kiểm tra tình hình rồi đưa ra quyết định như gọi bác sĩ, chuyển bệnh viện hay giữ lại điều trị.

3 Quyền lợi của điều dưỡng viên tại Đức
  • Cơ hội định cư và nhập Quốc tịch Đức

Theo Luật lao động của CHLB Đức, một điều dưỡng viên người nước ngoài có công việc ổn định, đóng thuế và bảo hiểm xã hội đầy đủ sau 5 năm sẽ được xin định cư lâu dài tại quốc gia này và sau 8 năm sẽ có cơ hội xin nhập Quốc tịch Đức. Một số trường hợp có những cống hiến đặc biệt với nước Đức thì có thể được nhập Quốc tịch sau 6 năm.

  • Quyền hưởng lương, thưởng như người bản xứ

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Đức WSI, kể từ ngày 01/01/2020, mức lương tối thiểu của điều dưỡng viên tại Đức không phân biệt quốc tịch sẽ tăng từ 10,55 Euro (271 ngàn đồng)/giờ thành 11,55 Euro (296 ngàn đồng)/giờ tại các thành phố vùng Tây Đức và cả Berlin. Tuy nhiên, mức lương cơ bản này không áp dụng với các thực tập sinh, sinh viên học nghề mà chỉ dành cho người lao động chính thức đã có bằng nghề.

  • Làm việc không quá 8 tiếng/ngày

Theo Luật An toàn Lao động của CHLB Đức, người lao động có số ngày làm việc trong tuần là từ thứ 2 tới thứ 7, mỗi ngày không làm quá 8 tiếng và một tuần không làm việc quá 48 tiếng. Tuy nhiên, các công việc đặc thù như điều dưỡng viên, y tá hay bác sĩ,… thì thời gian lao động mỗi ngày có thể kéo dài đến tối đa là 10 tiếng vì phải trực đêm, hoặc khi công ty cần tăng ca để kịp tiến độ công việc. Trong những trường hợp này thì thời gian làm việc trung bình chia theo ngày trong một tháng (tức 4 tuần) vẫn không được nhiều hơn 8 tiếng. Nếu số giờ làm thêm nhiều hơn số giờ trong hợp đồng thì người lao động có quyền được nghỉ bù hoặc nhận lương làm thêm.

  • Quyền nhận lương khi nghỉ ốm

Khi làm việc tại CHLB Đức, bạn có thể xin nghỉ nếu có vấn đề về sức khỏe, thể chất hay tinh thần, nhưng trước đó bạn phải xin nghỉ ốm trực tiếp với người quản lý hoặc cấp trên của mình.Luật pháp của Đức quy định người lao động phải được trả 100% lương trong 6 tuần nghỉ ốm đầu tiên. Trong vòng 6 tháng đến 1 năm, nếu bệnh tái phát thì người ốm sẽ lại được nghỉ thêm 6 tuần nữa mà vẫn được nhận lương đầy đủ. Nếu sau 6 tuần nghỉ đợt 1, người lao động bị mắc một căn bệnh khác thì họ sẽ vẫn được nghỉ tiếp 6 tuần đợt 2 có trả lương.

  • Nghỉ phép có lương lên đến 30 ngày/năm, nghỉ lễ hơn 8 ngày/năm

CHLB Đức quy định ngày lao động là từ thứ 2 đến thứ 7 còn ngày làm việc hành chính từ thứ 2 đến thứ 6. Theo luật này, số ngày nghỉ phép mỗi năm tối thiểu là 24 ngày lao động. Thực tế, số ngày nghỉ của người Đức trong năm thường rơi vào khoảng 27 đến 30 ngày. Người lao động tại Đức sẽ được hưởng chế độ nghỉ trọn vẹn 24 ngày/năm nếu họ đã làm việc được 6 tháng hoặc ngừng hợp đồng lao động sau 6 tháng. Nếu người lao động ngừng hợp đồng lao động trước 6 tháng, mỗi tháng họ sẽ có 2 ngày nghỉ phép có lương.

  • Trợ cấp nghỉ thai sản cho cả bố và mẹ

Trong thời gian nghỉ thai sản, nhà tuyển dụng không bắt buộc phải trả lương cho người lao động nhưng bố và mẹ vẫn có thể được nhận các khoản trợ cấp từ chính phủ. Trong giai đoạn từ 6 tuần cuối thai kỳ tới hết tuần thứ 8 sau sinh, người phụ nữ vẫn được hãng bảo hiểm chi trả lương thai sản bằng với mức lương tại thời điểm ba tháng trước khi nghỉ. Đối với trẻ em được sinh sau ngày 01/07/2015, cha hoặc mẹ sẽ được nhận trợ cấp từ chính phủ trong thời gian tối đa 24 tháng. Nếu cả cha và mẹ cùng nghỉ thai sản, hai người sẽ được hưởng chung một khoản trợ cấp trong thời gian tối đa 28 tháng. Khoản trợ cấp này có tổng giá trị bằng 67% mức lương trung bình trong 12 tháng trước khi đứa trẻ chào đời. Khoản tiền trợ cấp cho cha mẹ tối đa được nhận là 1,800 Euro và tối thiểu là 300 Euro/tháng bắt đầu từ ngày sinh của đứa trẻ.

Với những thông tin trên đây, ANG Education hy vọng giúp các bạn học viên có được sự chuẩn bị kỹ càng nhất trên chặng đường chinh phục ước mơ du học Đức cùng chương trình du học nghề Đức ngành Điều dưỡng. 

X

Nhập thông tin đăng ký