Những lưu ý khi thay đổi địa chỉ tại Đức
Mục lục bài viết
Khi bạn di chuyển trong nước Đức, bạn phải đăng ký địa chỉ mới của mình tại văn phòng công dân địa phương (Bürgeramt) trong vòng hai tuần sau khi chuyển đi. Nếu không làm như vậy có thể bị phạt.
Sau khi chuyển đến căn hộ hay nhà mới, một trong những việc đầu tiên phải làm là đến Einwohnermeldeamt của nơi ở mới để thông báo. Tại Đức, việc thông báo này là bắt buộc và phải thực hiện trong thời hạn nhất định. Nếu không, có thể bị phạt đến 500 Euro.
Nếu bạn đang chuyển đến một địa chỉ được quản lý bởi cùng một thành phố, bạn cần cho họ biết về việc thay đổi địa chỉ của bạn. Đây được gọi là Ummeldung.
Nếu bạn chuyển đến một thành phố mới, bạn chỉ cần đăng ký tại văn phòng công dân địa phương mới của bạn. Họ sẽ tự động thông báo cho thành phố cũ của bạn về sự thay đổi địa chỉ của bạn. Vì quá trình này về cơ bản giống như đăng ký lần đầu tiên, nó được gọi là Anmeldung.
Ngoài đăng kí chỗ ở mới tại Einwohnermeldeamt, cần phải thông báo sớm về việc đổi địa chỉ cho những cơ quan chức năng.
Với ô tô: Việc thay đổi địa chỉ có liên quan đến giấy tờ xe. Nếu chuyển chỗ ở trong cùng một thành phố, chỉ cần thông báo cho bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới (Kfz-Haftpflichtversicherung) và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép xe (Kfz-Zulassungsstelle) để điền địa chỉ mới vào giấy tờ xe. Nếu chuyển sang sống tại thành phố khác, sẽ cần thêm giấy chứng nhận bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm Kfz-Haftpflichtversicherung để thay đổi địa chỉ tại cơ quan cấp giấy phép xe.
Đối với Sở tài chính, còn tùy thuộc việc chuyển nhà có khiến thay đổi Sở tài chính phụ trách hay không. Nếu không thay đổi, có thể thông báo địa chỉ mới khi làm khai báo thuế lần tiếp theo. Nếu thay đổi, nên báo sớm cho Sở tài chính mới địa chỉ mới, để các Sở tài chính có thể chuyển giao dữ liệu kịp thời.
Nên ủy nhiệm cho bưu điện chuyển tiếp thư từ địa chỉ cũ đến dịa chỉ mới thông qua ủy nhiệm chuyển tiếp thư Nachsendeantrag. Có thể thực hiện Nachsendeauftrag trực tiếp tại bưu điện hay qua mạng Internet.
Ngoài ra, nên cân nhắc xem có mang theo hợp đồng điện thoại, Internet đến nơi ở mới không. Cần lưu ý thời hạn chấm dứt hợp đồng để không phải trả tiền khi không dùng. Không nên quên thông báo đổi địa chỉ cho những nhà cung ứng điện, ga, nước. Nếu chủ nhà không thực hiện, người thuê phải tự làm. Trước tiên phải chấm dứt hợp đồng và yêu cầu nhân viên đến đọc số điện, nước, ga đã tiêu thụ.
Nếu có con và chuyển trường mới sau khi thay đổi chỗ ở, cần phải thông báo cho Sở thanh thiếu niên, trường học. Cần lưu ý thời gian nghỉ hè ở các tiểu bang có thể khác nhau. Khi chuyển nhà, cần lưu ý rất nhiều thời hạn, do đó, tốt nhất nên lập một danh sách những việc cần làm để không quên những địa chỉ và thời điểm cần thông báo.
Bạn cần đặt lịch hẹn với văn phòng công dân địa phương. Điều này có thể được thực hiện trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. Bạn sẽ cần mang theo các giấy tờ sau đến cuộc hẹn:
- Giấy tờ tùy thân hợp lệ, chẳng hạn như hộ chiếu (không phải bằng lái xe).
- Visa hoặc giấy phép cư trú (nếu có).
- Bằng chứng về giấy chứng nhận cư trú (Wohnungsgeberbestätigung). (Nếu bạn đang thuê nhà , điều này cần có chữ ký của chủ nhà; nếu bạn đã mua nhà, bạn có thể tự điền).
Từ ngày 1/11/2015, khi muốn đăng kí chỗ ở mới, người thuê nhà phải nộp thêm giấy chứng nhận bằng văn bản của chủ cho thuê. Người thuê cũng có thời hạn hai tuần, kể từ khi chuyển nhà. Giấy chứng nhận phải có các thông tin sau: Tên và địa chỉ của người cho thuê, ngày dọn vào ở, địa chỉ nhà, tên người có trách nhiệm thông báo.