Những ngày lễ lớn tại Đức và hoạt động nổi bật
Mục lục bài viết
1 Tết Dương lịch (1 tháng 1) – Neujahr (auch Neujahrstag)
2 Thứ Hai Phục Sinh
3 Ngày Quốc tế Lao động (1 tháng 5) – Erster Mai, Tag der Arbeit
4 Ngày của mẹ - Muttertag (ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5)
5 Ngày của cha (30/05)
6 Lễ trọng – Ngày Đức Mẹ lên trời (15/08)
7 Lễ hội bia tháng 10 Oktoberfest
8 Ngày thống nhất nước Đức (3 tháng 10)
9 Giáng sinh - Weihnachten (24.12 – 26.12)
10 Những hoạt động nổi bật thường diễn ra trong những ngày lễ lớn tại Đức:
Ngày Tết năm mới (Neujahrstag) là ngày đầu tiên theo lịch Gregorian và Julian hiện đại.
Năm mới ở Đức thường diễn ra trong vòng một tuần. Mọi người thức đến nửa đêm, cùng nhau trò chuyện, ca hát hoặc tụ tập đánh bài. Trước giao thừa 15 phút, mọi người ngồi quây quần bên nhau, đến khi đồng hồ điểm 0h, tất cả ra ngoài xem bắn pháo hoa, và ném bỏ một thứ gì đó ra sau, coi đó mọi khó khăn đều được vứt bỏ.
Sau giao thừa, mọi người trao cho nhau những cái ôm và lời chúc “Frohes Neujahr” (Chúc mừng năm mới), mong ước một năm mới nhiều điều thuận buồm xuôi gió. Người Đức vốn nổi tiếng là sống tiết kiệm, và họ cũng “mê tín” như người Việt Nam.
Ngày lễ Phục sinh trong Kito giáo ở Phương Tây rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, trong đó có CHLB Đức.
Lễ Phục sinh là ngày lễ lớn tại Đức được người dân đất nước này rất coi trọng. Vào những ngày này ở Đức những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
Dưới sự bóc lột của giai cấp tư bản, công nhân nhiều nước trên thế giới trong thế kỉ XVII, XVIII đã phải chịu cuộc sống khổ cực với thời gian làm việc chiếm gần 2/3 ngày. Sau những cuộc đấu tranh mạnh mẽ của công nhân Mỹ và công nhân các nước châu Âu với khẩu hiệu ngày làm việc 8 giờ. Năm 1890 lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động 1/5 được tổ chức trên quy mô thế giới.
Đối với nhiều người Đức thì ngày 1 tháng 5 là một ngày nghỉ thông thường, vào ngày đó họ có thể đi tham quan, du lịch.
Người sáng lập ra ngày của mẹ là nhà nghiên cứu về quyền của phụ nữ Anna Marie Jarvis. Bà đã luôn cố gắng để thành lập một ngày lễ tôn vinh cho các bà mẹ cũng như nâng cao vai trò chính trị và xã hội của phụ nữ trong cộng đồng.
Ngày của mẹ chính thức lần đầu tiên được kỉ niệm vào năm 1908, tuy nhiên đến năm 1923 mới được kỉ niệm tại Đức. Trong ngày lễ này, mọi người thường tặng hoa cũng như nước hoa hay socola nhân rượu cho mẹ.
Tại Đức, ngày 30/05 cũng được đánh dấu là ngày của cha hoặc ngày của đàn ông. Từ thế kỉ 18, những ông bố đã được nhận những món quà sau những cuộc diễu hành của ngày Thăng Thiên.
Lễ Đức Mẹ Lên Trời (hay còn gọi là Lễ Đức Mẹ Mông Triệu) là một ngày lễ quan trọng của các Kitô hữu thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Cộng đồng Anh giáo, vì họ tin rằng khi qua đời thì linh hồn và thể xác của Đức Maria đã được đưa về thiên đàng.
Tại Đức, ngày này được tổ chức tại bang Saarland và một số nơi thuộc bang Bayern.
Lễ hội tháng Mười được tổ chức tại München, bang Bayern, Đức là một trong những lễ hội lớn nhất thế giới trong khoảng 16 đến 18 ngày bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng 9 đến cuối tuần đầu tiên của tháng 10, thu hút khoảng trên 6 triệu người đến tham dự.
Lễ hội tháng Mười là một phần quan trọng của văn hóa Bayern, nó đã được tổ chức từ năm 1810. Các thành phố khác trên thế giới cũng tổ chức lễ kỷ niệm Oktoberfest được mô hình hóa sau sự kiện ở Munich. Các hãng bia ở München sản xuất một loại bia đặc biệt với thành phần mạch nha và hoa bia nhiều hơn (vì thế mà nồng độ cồn cũng cao hơn) cho lễ hội này.
Ngày 3 tháng 10 hằng năm là một ngày lễ lớn tại Đức và là một dịp kỷ niệm vô cùng đặc biệt. Đúng như tên gọi của nó, đây là ngày kỷ niệm ngày Tái thống nhất nước Đức năm 1990.
Trước đây đã có nhiều ý kiến cho rằng nên lấy ngày Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, ngày 9 tháng 11, làm ngày lễ quốc gia. Tuy nhiên, ngày này lại trùng với ngày khủng bố người Do Thái năm 1938 nên được cho là không thích hợp nên ngày 3/10 đã được lựa chọn.
Tại Đức vào những ngày này, người ta thường tưởng niệm và ghi nhớ về công ơn của các anh hùng đã giải cứu đất nước dân tộc.
Ngoài việc đi nhà thờ, tham dự lễ giáng sinh thì ở nhiều thành phố, chợ giáng sinh được tổ chức nhộn nhịp. Người Đức trang trí ngôi nhà của mình bằng cách treo những chiếc vòng hoa làm từ cây thông, được trang trí với nến.
Những ngày trước khi đến đêm Giáng Sinh (24.12), trên quyển lịch vọng người ta lại có những ô chứa kẹo như là sô cô la, mỗi ngày người ta lại bóc 1 ô nhỏ trên lịch để lấy kẹo ăn dần cho đến ngày lễ giáng sinh.
Người Đức thường tận hưởng đêm Giáng sinh và 2 ngày nghỉ lễ tiếp theo bên gia đình. Họ có truyền thống cùng nhau trang trí cây thông Noel và ăn một bữa thật ấm cúng. Bữa tiệc này gồm có món xúc xích nhỏ, salat khoai tây và ngỗng quay. Sau đó, đến đêm họ quây quần và trao đổi quà cho nhau. Ngày lễ này đối với người Đức vô cùng quan trọng, là dịp họ nghỉ ngơi, sum họp gia đình và quây quần bên những bữa tiệc ấm cúng.
Lễ hội: Trong cả ngày lễ địa phương và quốc gia, nhiều thị trấn và thành phố sẽ tổ chức lễ hội với các hoạt động giải trí, các trò chơi, đặc sản địa phương và rượu bia.
Xem pháo hoa: Tại một số thành phố lớn, người ta tổ chức chiếu pháo hoa tuyệt đẹp cùng với âm nhạc và các hoạt động giải trí khác.
Thưởng thức nghệ thuật: Các bảo tàng, phòng triển lãm và những nét đẹp kiến trúc là những địa điểm phổ biến để người dân chiêm ngưỡng, khám phá và tìm hiểu về nghệ thuật và văn hóa của Đức trong các ngày lễ.
Dã ngoại: Bạn có thể tận hưởng thời tiết ấm áp và dã ngoại ở các công viên hoặc ngoài trời với gia đình và bạn bè.
Tham quan địa danh nổi tiếng: Khám phá những góc đẹp của thành phố hoặc tổ chức các chuyến du lịch đến các địa điểm nổi tiếng của Đức trong những ngày nghỉ lễ.
Tham gia các hoạt động Tôn giáo: Nếu bạn là tín đồ đồ đạo Công giáo hoặc Chính thống giáo, bạn có thể tìm kiếm những hoạt động Tôn giáo và tham gia cùng cộng đồng đạo trong các ngày lễ của họ.
Hãy đến Đức để cảm nhận sự đặc biệt trong nền văn hóa Đức!